Các tiêu chí đánh giá công trình xanh tại Việt Nam

Tiêu chí đánh giá công trình xanh

Với tốc độ đô thị hóa và các vấn đề về môi trường – năng lượng đòi hỏi các công trình xây dựng phải có trách nhiệm đảm bảo tính an toàn bền vững và thân thiện với con người. Đây là yếu tố nền tảng quan trọng để thúc đẩy các công trình kiến trúc xây dựng ngày nay đòi hỏi ứng dụng các yếu tố xanh trong công trình

Công trình xanh là gì?

Có rất nhiều khái niệm nói về công trình xanh có thể nói đến là:

+ Công trình xanh là công trình có nhiều cây xanh

+ Công trình xanh là có tính thẩm mỹ cao

+ Công trình xanh là công trình chỉ sử dụng hiệu quả năng lượng

Sự thật hiển nhiên là đang có rất nhiều người hiểu không đúng hoặc chưa hiểu đúng hết về công trình xanh chính vì vậy Alancorp sẽ ở đây và giải đáp thắc mắc này

Chúng ta sẽ đến với hai định nghĩa về công trình xanh trong hội đồng công trình xanh thế giới WGBC(World Green Building Council) và hội đồng công trình xanh Việt Nam VGBC định nghĩa:

  • WFBC: Công trình xanh là công trình trong thiết kế xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu, có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình xanh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống
  • VGBC: Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe của con người và môi trường tự nhiên.

Một số tiêu chí được sử dụng để đánh giá công trình xanh tại Việt Nam

Tiêu chí đánh giá và chứng nhận các công trình xanh là một xu hướng quan trọng trong ngành xây dựng ở Việt Nam. Các tiêu chí đánh giá công trình xanh tại Việt Nam thường dựa trên các tiêu chuẩn như EDGE (Excellence In Design For Greater Eficiencies), LEED (Leadership in Energy and Environmental Design), LOTUS (Việt Nam’s own Green Building rating system) để đảm bảo chất lượng không khí và sức khỏe cho người sử dụng và nâng cao năng xuất lao động, hiện nay ở Việt Nam hiện có 179 dự án đạt chứng chỉ công trình xanh. Dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá công trình xanh tại Việt Nam:

(1) Sử dụng năng lượng hiệu quả.

Đánh giá sự tiết kiệm năng lượng thông qua việc sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả, hệ thống điều hòa không khí tiết kiệm, hệ thống cách nhiệt tốt, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và hiệu quả.

(2) Sử dụng nước hiệu quả.

Việc sử dụng nước một cách hiệu quả, thu thập và tái sử dụng nước mưa, xử lý nước thải và hệ thống thoát nước.

(3) Sử dụng hiệu quả và bảo tồn nguyên vật liệu.

Việc sử dụng vật liệu xây dựng tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu lượng chất thải xây dựng và sử dụng nguyên vật liệu địa phương.

(4) Bảo tồn hệ sinh thái, môi trường sống tự nhiên.

Đảm bảo chất lượng không khí trong nhà, ánh sáng tự nhiên, kiểm soát độ ẩm và tiếng ồn, tạo môi trường sống và làm việc lành mạnh cho người dân sinh sống tại đó

(5) Tạo dựng một môi trường trong nhà an toàn và tiện nghi.

Việc tạo ra vùng xanh, khu vườn, không gian mở, hệ thống cảnh quan hài hòa với tự nhiên và tạo ra môi trường sống tích cực cho không gian trong nhà an toàn và tiện nghi.

Những tiêu chí trên cùng với nhiều yếu tố khác như hiệu quả sử dụng đất đai, quản lý chất thải, an toàn và sức khỏe của công trình xanh sẽ giúp xác định và đánh giá mức độ bền vững và xanh của một công trình xây dựng tại Việt Nam.

Related Posts

Leave a Reply