Sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng đang dần trở thành một xu hướng tất yếu và nhận được rất nhiều sự kỳ vọng cũng như sự ủng hộ của Nhà nước và Chính phủ. Loại vật liệu này không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn hạn chế được những nhược điểm làm ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như chất lượng cuộc sống người tiêu dùng.
Xu hướng sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng
Nhu cầu bảo vệ môi trường đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của xã hội, do đó các vật liệu xây dựng cũng phát triển theo hướng bền vững. Thực tế hiện nay, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất vật liệu xanh, sạch thay thế cho các vật liệu truyền thống
Theo phân tích của Viện Vật liệu xây dựng cho thấy, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 17% nguồn nước, 40% nguồn năng lượng, 25% gỗ khai thác, chiếm 50% lượng phát thải, tạo 33% lượng khí thải cacbon và 40% chất thải rắn xây dựng
Ngoài ra, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường qua việc tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn khai thác nguyên liệu đến khâu xử lý và sản xuất các vật liệu thành phẩm. Những loại vật liệu xây dựng phổ biến như xi măng, thép, kính,… cũng tiêu thụ rất nhiều năng lượng và tác động không nhỏ đến môi trường
Theo thống kê, để sản xuất được khoảng một tỷ viên gạch đất nung bằng đất sét sẽ phải tiêu tốn hơn 70ha đất sét hay đất nông nghiệp và lượng khí C02 thải ra trong quá trình khai thác, sản xuất lên tới 20 triệu tấn khí, chưa kể đến sau khi công trình bị dỡ bỏ gạch nung hầu như không sử dụng tái chế lại được mà còn rất khó phân hủy, khi phân hủy gây hại cho đất và môi trường. Như vậy, có thể thấy rằng với việc sử dụng vật liệu truyền thống là gạch nung không chỉ rất gây hại cho môi trường sống của con người mà con làm mất nguồn đất sử dụng trong nông nghiệp, có thể gây xói mòn đất,…
Vì vậy, sản xuất vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường bằng nguyên liệu mới, công nghệ mới… đã và đang trở thành xu hướng được ngành xây dựng trên thế giới và trong nước lựa chọn . Với việc sử dụng vật liệu xanh trong các công trình mang đến rất nhiều lợi ích như: tiêu tốn ít tài nguyên sản xuất hơn, tuổi thọ sản phẩm cao, có thể sử dụng tái chế… quan trọng hơn là sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
Theo phân tích của các chuyên gia, việc phát triển dòng vật liệu thân thiện với môi trường còn giúp sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) mỗi năm để sản xuất vật liệu không nung. Từ đó có thể tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất thủ công.
ALAN CORP hướng tới phát triển xanh bền vững
Với nhiều năm hình thành và phát triển, là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực xây dựng, không chỉ chú trọng vào việc sản xuất vật liệu xây dựng mà Alan còn đa dạng hóa lĩnh vực xây dựng từ tư vấn, thi công xây dựng đến sản xuất các vật liệu nhôm kính, nội thất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tận dụng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm hoạt động nhằm thích ứng với các biến đổi trong xu hướng xây dựng “ xanh bền vững” và ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu mang lại, Alan đã không ngừng cải tiến, đổi mới, đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại cho ra đời các vật liệu xây dựng cao cấp bền vững, an toàn với môi trường
Hướng tới tiêu chí “ Xanh trong sản xuất, xanh trong xây dựng và xanh trong sử dụng” hiện nay, Alan đã và đang sản xuất, cung cấp các loại gạch bê tông trang trí 3D với thành phần đặc biệt là sợi thủy tinh chống kiềm, không trải qua nung, sản phẩm không chỉ có chất lượng tốt, độ thẩm mỹ cao mà còn thân thiện môi trường bởi tiêu hao năng lượng thấp hơn nguyên liệu thô tự nhiên.
Trong tương lai, vật liệu xanh sẽ thay thế các vật liệu truyền thống, điều này giúp giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường. Hơn nữa loại vật liệu này có khả năng giảm bớt chi phí phế thải của ngành xây dựng, đem lại hiệu quả cho xã hội.